Giải thưởng Pritzker vốn được xem là Nobel của ngành kiến trúc năm nay đã được trao cho Arata Isozaki, nhà thiết kế bậc thầy người Nhật Bản.

Ngày mùng 5/3 vừa qua, giải thưởng kiến ​​trúc Pritzker 2019 đã được trao cho kiến ​​trúc sư người Nhật Bản Arata Isozaki.  Ở tuổi 8, vị kiến trúc sư đã ghi dấu tài năng của mình tại nhiều thành phố trên thế giới với tòa nhà chọc trời hơn 200m ở Milan, một bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Los Angeles, hay khu thể thao Olympic ở Barcelona… Theo đánh giá của ban giám khảo, những thiết kế này luôn mang phong cách mới mẻ với đủ mọi hình dạng, chất liệu, đáp ứng được mọi hạn chế của địa hình cũng như thời tiết.

20190308104101 0d17 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Chân dung vị kiến ​​trúc sư tài năng người Nhật Bản Arata Isozakim,
chủ nhân của giải thưởng kiến ​​trúc Pritzker 2019

20190308104101 3f2c Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Kiến trúc độc đáo của phòng hòa nhạc bơm hơi được ông Isozaki thiết kế trong đợt đại nhạc hội Ark Nova
lưu diễn tại Nhật Bản năm 2013. Thiết kế này còn chống lại được cả thảm họa kép động đất – sóng thần.

20190308104102 1cfa Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Phòng hòa nhạc có thể di chuyển dễ dàng bằng cách xì hơi

20190308104102 27b8 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Một trong những dự án chuyên nghiệp đầu tiên của Isozaki chính là bảo tàng nghệ thuật thành phố Kitakyushu.
Công trình nằm trên một ngọn đồi với các cột ngang ở đỉnh giống như cặp ống nhòm khổng lồ.

20190308104103 ede4 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Cấu trúc dạng xoắn ốc độc đáo của tháp nghệ thuật Mito được mở cửa vào năm 1990. Tòa nhà gồm
 3 phần: phòng hòa nhạc, nhà hát và phòng trưng bày nghệ thuật đương đại.

20190308104104 a637 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Được thết kế giống mô hình kim tự tháp, Trung tâm văn hóa Thâm Quyến gồm có một thư viện
và phòng hòa nhạc.

20190308104105 9df2 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Không chỉ có hình dạng đặc biệt, tòa nhà văn phòng D38 ở Barcelona còn tạo được ấn tượng
nhờ sử dụng các tấm ốp màu trắng và xanh lá cây giúp giảm độ chói

20190308104106 f7d9 Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Lấy cảm hứng từ hình ảnh cây đa Sidrat al-Muntaha – biểu tượng linh thiêng của Đạo Hồi, mặt tiền
của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar có các cột giống như nhánh cây vô cùng độc đáo

20190308104106 d99d Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Với hình dạng như cánh buồm, bảo tàng khoa học Domus ở Galicia, Tây Ban Nha là một trong
những thiết kế yêu thích của Isozaki

20190308104107 ff3b Chiêm ngưỡng những kiệt tác thông minh của chủ nhân “Nobel kiến trúc” 2019
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Los Angeles chính là công trình nổi tiếng nhất của kiến ​​trúc sư người Nhật.
Giếng trời bằng kính cung cấp ánh sáng tự nhiên cho bảo tàng. Công trình được mở cửa vào năm 1983.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự