Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2019 đạt 3,89 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng nhưng giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính riêng trong tháng 7, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 462 nghìn tấn, với trị giá đạt 311 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 8% về trị giá.

vlxd org xuatkhauthep 1565943191 Xuất khẩu sắt thép giảm trong tháng 7/2019

Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2019 đạt 3,89 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng nhưng giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến hết tháng 7/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường ASEAN như Campuchia 1,04 triệu tấn tăng 44,7%; Indonesia: 430 nghìn tấn, tăng 13,8%; Malaysia: 439 nghìn tấn, tăng 11,3%; Hoa Kỳ: 308 nghìn tấn, giảm 42,7%… so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài khó khăn hơn bởi các hàng rào phòng vệ thương mại. Từ đầu năm 2019 đến nay có ba vụ điều tra mới đối với Việt Nam, trong đó có hai vụ Ấn Độ điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng mạ kẽm và thép cuộn không gỉ và một vụ Indonesia điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim.

Đầu tháng 7/2019, doanh nghiệp ngành thép Việt Nam bị giáng thêm một đòn nặng khi Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) cho biết sẽ bắt đầu thu khoản thuế lên tới 456,23% giá trị sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam với nguyên liệu sử dụng được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây được xem là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất từ trước đến nay Mỹ dành cho sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự