Dù là loài vật rất gần gũi với con người nhưng chắc chắn ít ai biết trong phong thủy chó có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? Nhân dịp năm mới Mậu Tuất (năm con chó), cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng biểu tượng của loài vật này trong phong thủy nhé!

Ý nghĩa biểu tượng chó trong phong thủy

Ngoài sự gần gũi, trung thành với con người, chó còn là loài vật đặc biệt khi sở hữu khả năng linh giác vô cùng tốt. Đây cũng là lý do loài vật này được thờ cúng và tôn sùng trong dân gian. Ngoài ra, tượng, tranh về chó cũng mang những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Người Việt cho rằng, chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui nên có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu.”

Với những đức tính trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ… chó không chỉ là người bạn gần gũi với con người mà còn là biểu tượng cho sự bảo vệ. Do đó, tại một số đền thờ, miếu mạo còn thờ cúng loài vật này.

20180210111711 9692 Năm Mậu Tuất tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng chó trong phong thủy
Trong phong thủy, chó là biểu tượng giúp hóa giải sát khí, được
dùng để trấn giữ nhà cửa. Ảnh minh họa

Trong văn hóa tâm linh, tượng chó đá được dùng để canh giữ nhà cửa. Theo đó, người Việt quan niệm chó chỉ canh giữ được phần dương, nên “nuôi” cả chó đá để canh giữ phần âm. Xưa kia, các gia đình thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật để cầu phúc, trừ tà. Cũng có nơi đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Các chú chó đá trong nhà thường có kích thước nhỏ, dáng vẻ hiền lành. Ngược lại, tại các đình, đền, phủ, chó đá có kích thước lớn và dáng vẻ dữ dằn hơn.

Cách sử dụng biểu tượng chó trấn cửa nhà

Trong phong thuỷ, biểu tượng chó được cho là có tác dụng hóa giải sát khí trong nhà. Các gia đình thường đặt tượng chó trấn trước cửa để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ. Theo đó, khi dùng chó trấn cửa chỉ nên dùng từ 1 – 2 con và có một số nguyên tắc bố trí như sau:

– Không dùng tượng chó để trấn ở cửa chính. Thông thường, để hóa giải sát khí và tăng cường khả năng trấn thủ, linh vật dùng để trấn ở cửa lớn là tượng sư tử, còn tượng chó sẽ đặt ở cửa ngách. Lưu ý phải đặt tượng chó ở vị trí gần cửa, đầu chó hướng ra ngoài. Ngoài ra, không đặt tượng chó ở phương Đông Nam vì đây là phương kỵ của loài chó.

– Chọn màu sắc tượng chó theo phương vị: nếu đặt tượng chó ở phương Bắc thì chọn tượng chó màu đen, nếu đặt ở phương Tây thì chọn tượng chó màu trắng, với phương Nam thì nên chọn tượng chó có màu vàng sẫm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự