Nếu bề mặt lì khó vệ sinh, bề mặt bóng gương dễ xước thì satin sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho tủ bếp nhà bạn. Bề mặt satin không chỉ tận dụng được ưu điểm mà còn đã khắc phục được hạn chế của cả hai loại bề mặt kể trên.

Phần 3: Bề mặt satin

Bề mặt satin có khả năng bắt sáng nhẹ và tạo cảm giác nhẵn mịn khi chạm vào. Vì vậy, nếu căn bếp nhà bạn thiết kế theo phong cách mid-century, phong cách morden có sự giao thoa giữa cũ và mới hay phong cách nhẹ nhàng tinh tế thì đây sẽ là lựa chọn thích hợp nhất.

Ưu điểm bề mặt satin

Có 2 chất liệu làm nên cấu bề mặt satin là Laminate và sơn, trong đó Laminate thường phổ biến trên thị trường Việt Nam hơn.

20171024094713 fe32 Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 3)
Bề mặt satin mang lại phong cách giao thoa giữa cũ và mới, nhẹ nhàng tinh tế.

Độ bắt sáng chính là điểm cộng lớn của bề mặt satin. Bề mặt này sở hữu độ cân bằng về khả năng phản sáng rất tốt, đảm bảo không gian nhà bạn trông luôn sáng sủa và thông thoáng nhưng không bị loang lổ màu sắc do phản chiếu màu sắc đồ vật trong phòng giống như bề mặt bóng gương. Nhờ vậy, căn bếp sở hữu bề mặt satin luôn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và thoải mái cho các gia đình.

Ưu điểm thứ hai của bề mặt satin là dễ vệ sinh. Độ nhẵn mịn trên bề mặt sẽ giúp bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vết bẩn chỉ với một chiếc khăn mềm sợi nhỏ. Đặc biệt, nếu gia đình có trẻ nhỏ hay bạn là người bận rộn thì cũng hãy yên tâm, bề mặt này ít bám dấu vân tay và cũng ít bị trầy xước. Do vậy, bạn cũng sẽ không phải vệ sinh tủ bếp thường xuyên như với bề mặt bóng gương.

Nhược điểm

Tuy satin tận dụng được khá nhiều ưu điểm của bề mặt lì và bóng gương nhưng loại bề mặt này cũng có nhược điểm. Đó là bạn có rất ít lựa chọn về màu sắc và họa tiết với chất liệu phủ bề này. Do vậy mà đôi khi, bạn sẽ rất khó để đặt làm một bộ tủ bếp bề mặt satin có họa tiết theo ý mình hay màu sắc hài hòa với tổng thể nội thất căn hộ.

20171024094713 e0aa Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 3)
Vẻ nhẹ nhàng, bề mặt không lì không quá bóng là lý do khiến tủ bếp satin không tạo được ấn tượng mạnh về thị giác.

Nếu là một người rất chú trọng đến thẩm mỹ, thích không gian bếp có sự thu hút và ấn tượng thì bề mặt satin sẽ chưa hẳn là lựa chọn phù hợp. Vẻ nhẹ nhàng, bề mặt không lỳ cũng cũng không quá bóng là lý do khiến tủ bếp khó tạo được ấn tượng mạnh về thị giác như bằng các bề mặt khác như bóng gương, lì hay vân gỗ.

Gợi ý với bề mặt satin

Nếu bạn yêu thích bề mặt satin và đang “loay hoay” tìm cách tăng điểm nhấn cho căn bếp, giảm thiểu nhược điểm của loại bề mặt này, hãy cân nhắc những gợi ý sau:

Nếu lựa chọn chất liệu phủ bề mặt satin của Laminate, bạn nên kết hợp satin cùng với loại các bề mặt khác. Chẳng hạn như, sử dụng satin có họa tiết vân gỗ với tủ bếp dưới kết hợp cùng tủ bếp trên màu trắng của bề mặt lì nhằm mang đến sự chuyển biến về màu sắc và hiệu ứng, giúp gian bếp thêm cuốn hút hơn.

20171024094713 55eb Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 3)
Đặt làm mặt cánh panel có tay nắm theo phong cách mid-century ấn tượng.

Nếu chọn bề mặt satin chất liệu sơn với màu đơn sắc cho toàn bộ hệ tủ, hãy nhớ chọn những màu sắc nổi bật như xanh navy sẫm, đen hay ghi tối. Ngoài ra, thay vì chọn loại tủ bếp mặt cánh phẳng phổ biến hiện nay, bạn có thể đặt làm mặt cánh panel với tay nắm kim loại theo hơi hướng của phong cách mid-century. Với cách này, căn bếp nhà bạn sẽ trông ấn tượng và không bị nhàm chán theo thời gian. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự