Tiếp nối phần 1, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của bề mặt lì cho tủ bếp, một xu hướng đang càng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Phần 2: Bề mặt lì

Bề mặt lì không phản chiếu lại bất kì ánh sáng hay màu sắc nào, tạo nên một tổng thể đồng nhất, sắc nét cho bộ tủ bếp nhà bạn. Chính vì thế, đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho phong cách nội thất Bắc Âu hiện đại mà tinh tế.

Ưu điểm của bề mặt lì:

Bạn có thể lựa chọn bề mặt phủ lì ở hai chất liệu: Melamine, Laminate hoặc sử dụng các loại sơn màu lì cho tủ bếp của mình. Trong đó, chất liệu phủ bề mặt Laminate và Melamine được sử dụng phổ biến hơn cả vì độ bền màu tốt hơn bề mặt phủ sơn. Tuy nhiên, chất bề mặt phủ sơn lại ghi được điểm cộng vì tạo cảm giác sang trọng và lôi quấn đặc biệt.

20171003165328 509e Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 2)
Bề mặt lì bề mặt là một sự lựa chọn hoàn hảo cho phong cách nội thất Bắc Âu hiện đại mà tinh tế

Đối với bề mặt bóng, nếu ánh sáng không được bố trí một cách hài hòa, “chắc tay” thì tủ bếp nhà bạn sẽ trông loang lổ hay hắt bóng tối không được đồng đều và đẹp mắt. Trong khi đó, tủ bếp bề mặt lì với đặc tính của nó lại toát lên một vẻ đẹp sắc nét như một bức tranh tĩnh vật cho không gian căn bếp.

Một ưu điểm khác không kém phần tiện ích của bề mặt lì là dấu vân tay, các vết ố bẩn và vết xước ít lộ rõ hơn so với bề mặt bóng. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là các dấu vết này không xuất hiện trên bề mặt tủ bếp, chỉ là bạn khó nhìn thấy chúng hơn vì độ phản sáng của loại bề mặt này rất thấp.

Nhược điểm:

Nếu bạn sở hữu một căn bếp nhỏ hẹp hãy lưu ý rằng, cũng bởi đặc điểm không phản chiếu lại ánh sáng nên bề mặt lì khó có thể cộng hưởng ánh sáng xung quanh tạo hiệu ứng thị giác để giúp gian bếp nhà bạn trông rộng rãi sáng sủa hơn, trừ phi bạn được tư vấn bởi chuyên gia nội thất có kinh nghiệm.

Bề mặt lì chất liệu Melamine, Laminate dù đỡ bị trầy xước hơn bề mặt bóng nhưng lại không trơn nhẵn bằng, do vậy cũng khó để lau chùi, vệ sinh sạch sẽ các vệt ố bẩn hơn. Hơn nữa, trong trường hợp sử dụng sơn phủ lì cho tủ bếp thì bạn càng cần phải cẩn trọng hơn vì nó dễ bị phai màu sau quá trình sử dụng.

Dù vậy, bề mặt lì vẫn không quá khó để vệ sinh nếu bạn làm đúng cách, đó là hãy sử dụng vải mềm sợi nhỏ để lau chùi tủ bếp một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

20171003165328 b263 Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 2)
Bề mặt lì khó áp dụng cho những gian bếp chật hẹp

Nếu bạn lựa chọn chất liệu phủ bề mặt Melamine, Laminate, hãy kiểm tra kĩ mẫu chất liệu cẩn thận để chắc chắn rằng chất liệu đó có 1 bề mặt hoàn thiện nhẵn và phẳng. Lý do là bởi một số chất liệu phủ bề mặt lì kém chất lượng có kết cấu thô ráp rất dễ bám bụi và vệt ố bẩn sẽ khiến bạn rất khó để lau chùi. Do vậy, bạn hãy tìm đến các cơ sở sản xuất tủ bếp uy tín để được tư vấn và cung cấp các loại chất liệu tốt, tận dụng được tối đa vẻ đẹp ấn tượng của một bộ tủ bếp chất lì.

Các tips khi chọn bề mặt lì

Nếu bạn yêu thích tủ bếp bề mặt lì nhưng e ngại diện mạo của tủ bếp trông quá tĩnh và nhàm chán thì hãy cân nhắc 2 gợi ý sau:

Thay vì lắp đầy đủ mặt cánh phủ bề mặt lì cho toàn bộ tủ bếp, bạn hãy để một vài hộc tủ mở, không lắp mặt cánh hay đơn giản là lắp kệ treo giúp tạo ra chiều sâu cho bộ tủ và tránh được cảm giác đóng hộp nặng nề. Đừng quên đặt một chậu cây nhỏ, một vài quyển sách hướng dẫn nấu ăn hay bộ ly tách đẹp để trang trí cho các hộc tủ trống, điều này giúp gian bếp thêm tươi mới, tràn đầy sức sống.

20171003165328 4613 Nên chọn bề mặt bóng gương, lì, satin hay vân gỗ cho tủ bếp? (phần 2)
Bố trí một vài hộc tủ mở, không lắp mặt cánh tạo ra chiều sâu cho bộ tủ và tránh cảm giác đóng hộp nặng nề.

Ngoài ra, việc kết hợp 2 màu sắc khác nhau cho tủ bếp cũng là một cách hiệu quả để tạo sự tương phản và điểm thu hút cho tủ bếp có bề mặt lì. Bạn có thể tham khảo cách phối màu tủ bếp tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự